Cơ cấu kinh tế là gì? Thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lượt xem:

Đọc bài viết

Cơ cấu kinh tế là khái niệm mà ít người có thể hiểu được. Tuy nhiên, những khái niệm này lại thường được nhắc đến trong cuộc sống của chúng ta. Bạn có biết cơ cấu kinh tế là gì không? Khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là gì? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây của tìm việc làm tại Đà Nẵng nhé!

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các lĩnh vực, ngành, bộ phận kinh tế có quan hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan làm thay đổi cơ cấu, tốc độ, tỷ trọng và chất lượng của các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và các vùng. Mục đích là giúp một quốc gia đạt được cơ cấu hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể rất đa dạng, đôi khi không theo quy luật nào. Do đó kết quả của nó có thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

Khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

Có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành khi sự dịch chuyển lao động. Nguồn vốn đầu tư giữa các ngành thiếu ổn định và không đồng bộ. Lực lượng lao động ở nước ta tập trung chủ yếu ở nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên nguồn vốn phân bổ thấp, phương thức sản xuất cũ kỹ. Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng, khai khoáng nhưng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Mặc dù lực lượng lao động và vốn đầu tư tăng mạnh nhưng tỷ trọng đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội của ngành dịch vụ chưa có sự tăng trưởng đáng kể.

Căng thẳng thương mại, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Đời sống của đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bị ảnh hưởng thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn.

Một số ngành kinh tế có chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Chuyển biến cơ cấu nội bộ ngành chưa được rõ nét. Chuyển dịch cơ cấu lao động có diễn ra nhưng còn chậm, không theo kịp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc tổ chức thực hiện phân cấp và phối hợp trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, giữa các bộ/ngành trung ương với chính quyền địa. Vì chưa hiệu quả nên vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp trong quá trình hoạt động. Khi xảy ra vấn đề thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Lời kết

Chuyển dịch cơ cấu ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc nhận thấy hạn chế để cải tiến là điều cần thiết. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc mà đất nước nào cũng phải thực hiện để kinh tế ngày càng phát triển.